Các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ

Tất cả các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê VN trên trang Wikipedia tiếng Việt các tỉnh thành VN.

SttTên tỉnh, TP trực thuộc TWTỉnh lỵ[3]Thành phốThị xãQuậnHuyệnDiện tích
(km²)
Dân số
(người)
Mật độ
(người/km²)
Biển số xeMã vùng ĐT
1 Tp. Hồ Chí Minh Quận 1 19 5 2.061,04 8.993.082 4.363 41, 50 đến 59 028
2 Bà Rịa - Vũng Tàu Tp. Bà Rịa 2 1 5 1.980,80 1.148.313 580 72 0254
3 Bình Dương Tp. Thủ Dầu Một 3 2 4 2.694,70 2.455.865 911 61 0274
4 Bình Phước Tp. Đồng Xoài 1 2 8 6.880,60 994.679 145 93 0271
5 Đồng Nai Tp. Biên Hòa 2 9 5.905,70 3.348.107 567 39 và 60 0251
6 Tây Ninh Tp. Tây Ninh 1 2 6 4.041,40 1.169.165 289 70 0276

Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn là thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ trước đây đều đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương). Trong đó, tỉnh Bình Dương có ba thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận AnDĩ An, tỉnh Đồng Nai có hai thành phố là Biên HòaLong Khánh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 thành phố là Bà RịaVũng Tàu.

Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1975 cho đến năm 1991, toàn vùng Đông Nam Bộ chỉ có hai thành phố là Thành phố Hồ Chí MinhBiên Hòa. Từ năm 1991 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Các thành phố được thành lập trước năm 1976:

Các thành phố được thành lập từ năm 1991 đến nay:

Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có 1 đô thị loại đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Trung ương); 3 đô thị loại I: thành phố Thủ Dầu Một (thuộc tỉnh Bình Dương), thành phố Biên Hòa (thuộc tỉnh Đồng Nai), thành phố Vũng Tàu (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Bà Rịa (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Các thành phố còn lại là đô thị loại III trực thuộc tỉnh.